Tiêu chuẩn này được quản lý bởi Cục an toàn giao thông quốc gia Mỹ (NHTSA). Để được chứng nhận thì nón bảo hiểm mô tô phải đạt được vài yêu cầu tối thiểu và vượt qua các bài kiểm tra va đập.
Các bài kiểm tra va đập được tiến hành với nón bảo hiểm được cố định phía ngoài 1 thiết bị đo chấn động (thường là đo tốc độ và lực G). Sau đó thả rơi nón từ 1 độ cao cố định trên các bề mặt khác nhau.
Dựa vào thông số lực tác động vào phần đầu, nón sẽ được đánh đậu hoặc rớt. Bài kiểm tra này được tiến hành 2 lần để đảm bảo nón có thể chịu được nhiều va chạm trong 1 vụ tai nạn.
Các bài kiểm tra khác cũng được tiến hành như kiểm tra lực xuyên qua nón vào phần đầu. Hệ thống khóa gài cũng được kiểm tra để đảm bảo nón không trượt khỏi đầu trong va chạm.
Chi tiết các bài test chuẩn DOT:
- Nón được thả xuống bề mặt cong tại độ cao 1.83m
- Nón được thả xuống bề mặt phẳng tại độ cao 1.83m
- 1 thiết bị truyền lực được thả trực tiếp xuống nón
- Tạ được áp dụng trong bài kiểm tra hấp thụ lực lên đến 136kg trong 120 giây
DOT vẫn bị chỉ trích vì cách gắn nhãn của các hãng đôi khi không thật uy tín. Tiêu chuẩn DOT chỉ được thử nghiệm trên các mẫu đã sản xuất nên có xác suất xảy ra lỗi ở 1 vài nón. Bạn có thể cầm 1 chiếc nón đi test và nếu không may nó không đạt chất lượng thì số nón còn lại cũng đã đến tay người dùng rồi. Tuy nhiên tiền phạt cho các nhà sản xuất là 5000 USD/ nón nếu nó không đạt chất lượng. Nên các nhà sản xuất thường tự kiểm nghiệm chất lượng theo chuẩn DOT khá nghiêm ngặt.
Ngoài ra, trên thế giới còn nhiều tiêu chuẩn phổ biến khác mà bạn có thể tham khảo tại đây.